Cây đàn hương phát triển gần như độc quyền trong các khu rừng ở Karnataka, Tamil Nadu, Kerala và Andhra Pradesh ( Ấn Độ ), Quần đảo Timor của Indonesia…
Khi thu hoạch, người ta không không chặt cây mà nhổ bật rễ lên, sau đó rễ và cành của nó sẽ bị chặt đi. Thân cây được phơi trên đất trong vài tháng và những con mối được nuôi lớn bởi lớp gỗ mềm bên ngoài, đó là lý do tạo nên mùi hương cho gỗ, là phần duy nhất của cây được sử dụng. Tinh dầu chất lượng tốt nhất là được trồng ở các tỉnh của Ấn Độ là Mysore và Tamil Nadu. Khoảng 90% sản lượng của thế giới về tinh dầu gỗ đàn hương là từ Ấn Độ.
Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng. Gỗ đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β – santalol (ancol sesquiterpen), α, β – Santalen, santen, santenon, α – santenol, santalon, santalic axit, teresantalic axit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal, santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanilin, urs – 12 – en – 3β – yl – palmitat.
Gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu – sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàn quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu. Gỗ đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng SX các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để SX nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc.
Tinh dầu của gỗ đàn hương được lấy từ việc chưng cất hơi nước của bột gỗ ngâm trong nước khoảng 48 giờ. Quá trình chưng cất được tiến hành ở áp suất hơi của 1,4-2,8 kg/cm2 cho 48-75 giờ. Hàm lượng tinh dầu khoảng 10% trong rễ và 1,5-2 % trong hỗn hợp của tâm gỗ và dát gỗ. Tinh dầu này có màu vàng từ nhạt tới đậm, có mùi gỗ, trầm, ngọt, huyền ảo và đặc biệt hương thơm rất dai dẳng. Gỗ đàn hương được sử dụng chủ yếu trong nước hoa xịt toàn thân và trong nhóm hương cuối của các loại nước hoa có mùi hương Phương Đông. Gỗ đàn hương kết hợp tốt với hầu hết các loại tinh dầu như đinh hương, hoa oải hương, hoa phong lữ, hoắc hương, hoa nhài, nhựa benzoin, camBergamot, rau mùi, cây thì là, trầm hương, nhựa Galbanum, hạt tiêu đen và bạc hà.
Tinh chất của gỗ đàn hương còn được sử dụng trong ngành y khoa của Trung Quốc để chữa trị bệnh đau dạ dày và mụn nhọt trên da; nó cũng giúp tăng tuổi thọ và chống lại một số căn bệnh. Hương thơm của nó có ảnh hưởng tốt đến tinh thần, giúp con người phấn chấn, tự tin và mạnh mẽ hơn.
Môi trường và điều kiên đất để trồng được cây đàn hương
- Mực nước ngầm: Rễ đàn hương kỵ đọng nước. Nếu đất đọng nước rễ đàn hương thối làm cho cây chết. Vì vậy, đất trồng đàn hương phải có mực nước ngầm dưới 1 m, đồng thời mặt đất không bị đọng nước vào mùa mưa. Cây đàn hương tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Đây cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 – 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.
- Thổ nhưỡng: Đất trồng đàn hương phải thoát nước tốt, tơi xốp, giàu Fe, P, K, độ pH từ 5 – 6, kỵ đất xốp, tầng đất dày, đảm bảo điều kiện phát triển bộ rễ đàn hương và rễ cây ký chủ, đồng thời nâng cao được khả năng giữ nước, giữ phân. Trồng trên đất có tầng canh tác mỏng, đàn hương phát triển không tốt, rất khó phát triển thành rừng, không những vậy, cây ký chủ cũng sinh trưởng không tốt, có thể làm cho cây chết. Bộ rễ cây đàn hương chủ yếu phân bổ ở tầng sâu từ 20 – 30 cm, có rễ cái ăn sâu trên 1 m.
Vì vậy, yêu cầu đất trồng đàn hương phải có tầng đất sâu trên 1 m.
- Nhiệt độ: Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 23 – 35 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 13 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt 0 độ C, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C lá bị rét hại, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét hại càng lớn. Nếu nhiệt độ xuống – 3 độ C đến – 5 độ C đàn hương có thể chưa chết rét, có thể do thời gian giá rét ngắn và nhờ cây ký sinh bảo vệ giúp cành lá không bị rét hại. Nhiệt độ cực trị dưới – 10 độ C và thời gian rét liên tục là hai yếu tố chủ yếu hạn chế sinh trưởng của đàn hương.
Vì vậy, vùng thích nghi phát triển đàn hương là vùng có nhiệt độ tối thấp, bình quân nhiều năm không thấp hơn 0 độ C, tích ôn nhiệt độ bình quân ngày ≥ 10 độ C, đạt 6.000 độ C, đảm bảo thỏa mãn điều kiện nhiệt độ trồng đàn hương.
Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây đã đưa cây đàn hương đỏ nguồn gốc từ Ấn Độ trồng ở Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Giang, sẽ từng bước mở rộng diện tích trồng ở các vùng đồi núi của cả nước ta. Trong vùng thích hợp ở độ cao 1.800 m so với mặt nước biển, đàn hương vẫn phát triển tốt. Nói chung, ở những vùng trồng được chuối tiêu, đu đủ, vải, mít, xoài… đều có thể trồng được đàn hương.
– Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của đàn hương từ 600 – 1.600 mm/năm.
- Địa hình: Đàn hương không thể trồng được ở đất lúa vì đất trồng lúa lâu ngày có tầng đế cày không lợi cho bộ rễ phát triển. Đàn hương nên trồng ở vùng đồi núi, thoát nước tốt. Đây là cây dương tính, nhạy cảm với ánh sáng, nên phải trồng ở vùng nhiều nắng hoặc ở quanh bờ rào, ven kênh mương, có điều kiện lập địa tốt. Ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc.